Tính pháp lý của con dấu chữ ký

Câu hỏi: Tôi có thành lập 1 công ty chức danh giám đốc nhưng là 1 người thành lập cho và người đó trả lương cho tôi, cầm mọi con dấu của công ty tôi, điều hành công ty nhiều hơn. Tôi đang băn khoăn là gần đây do thủ tục nhiều người đó đã làm 1 con dấu chữ ký của tôi và có thể tùy ý sử dụng (trước đó chưa hiểu lắm về pháp luật nên tôi đồng ý cho làm nhưng không có văn bản gì chỉ là ra công ty khắc dấu và làm 1 con dấu chữ ký của tôi). Vậy xin hỏi luật sư con dấu chữ ký đó nếu người đó dùng bừa bãi thì về mặt pháp lý nó có giá trị không? Ví dụ nhưng về 1 vấn đề nào đó như nhà đất, cầm cố, thuế... tôi có khả năng sẽ phải chịu tội nếu người đó làm sai pháp luật về mặt thủ tục không?

An Khánh  xin  trả lời như sau:

Thứ 1: Về giá trị pháp lý của con dấu chữ ký

Con dấu chữ ký là không có giá trị pháp lý

Bởi lẽ, con dấu này không hề được pháp luật công nhận và về nguyên tắc, mọi chữ ký đều phải là chữ ký tươi - chữ ký trực tiếp của chính người ghi tên bên dưới chữ ký.

Còn con dấu chữ ký chỉ là sự mô phỏng chữ ký thật và không được đăng ký hay công nhận ở bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào.

Tính pháp lý của con dấu chữ ký
Tính pháp lý của con dấu chữ ký

Thứ 2: Về các rắc rối pháp lý có thể phát sinh cho bạn

Bởi lẽ, bạn là Người đại diện theo pháp luật của công ty - chính vì vậy, theo quy định của pháp luật, bạn là người có trách nhiệm: Quản lý và sử dụng con dấu pháp nhân.

Về nguyên tắc: Văn bản của công ty chỉ có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của bạn (hoặc người được bạn ủy quyền) và đóng dấu công ty lên trên chữ ký đó.

Trên thực tế: 1 văn bản có đóng dấu công ty, với chữ ký của ai đó, hoặc chữ ký giả, chữ ký con dấu... đều được mắc nhiên coi là có giá trị pháp lý - nếu không có căn cứ chứng minh chữ ký trên là giả.

Bởi lẽ, có thể hiểu rằng: Chỉ người đại diện theo pháp luật mới có quyền quản lý, sử dụng con dấu pháp nhân. Vì vậy, nếu người ký là giả thì sao người đại diện theo pháp luật lại đồng ý đóng con dấu pháp nhân lên chữ ký giả đó.

Trường hợp chứng minh được chữ ký là giả thì văn bản sẽ không có hiệu lực pháp lý nữa. Tuy nhiên, Giám đốc công ty - người đại diện theo pháp luật vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng con dấu, mọi hậu quả phát sinh trước hết sẽ do người đại diện theo pháp luật gánh chịu.

Vì vậy, tốt nhất, bạn cần thiết phải là người trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu nói trên.

Hoặc, 1 thực tế hiện nay, con dấu công ty thường giao cho bộ phận văn thư quản lý.

Nếu như vậy, bạn cần thiết phải có một văn bản rõ ràng quy định về nguyên tắc, quy trình quản lý, sử dụng con dấu đó

Xem thêm:

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »